DetailController

Phát hiện hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Hà Nội, trong các ngày đầu tháng 5/2025, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) – Công an thành phố Hà Nội đã đồng loạt ra quân kiểm tra nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn, kinh doanh dược phẩm và thực phẩm chức năng trên địa bàn thành phố Hà Nội, phát hiện hàng loạt sai phạm nghiêm trọng.

Ngày 06/5/2025, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14 đã phối hợp cùng Đội 7, phòng PC03 – Công an thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Thiết kế và in Đức Phương địa chỉ tại Lô C5-D5-12, Cụm sản xuất làng nghề tập trung, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì (trụ sở chính tại số 878 đường La Thành, phường Giảng Võ, quận Ba Đình). 

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện công ty hoạt động không có xác nhận đăng ký hoạt động in từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dự kiến xử phạt hành chính với số tiền 50 triệu đồng.

Tiếp đó, Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 14 phối hợp Đội 7, phòng PC03 – Công an thành phố Hà Nội kiểm tra tại công ty Cổ phần thương mại Open Pharma tại địa chỉ Nhà B1, BT3 Ngõ 214 Nguyễn Xiển, Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân.

Qua quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 9.000 hộp sản phẩm ăn dặm nhãn hiệu LIOCARE không có hóa đơn chứng từ do Ấn Độ sản xuất. Toàn bộ số hàng hóa vi phạm trên đã bị tạm giữ để tiếp tục xác minh làm rõ theo quy định pháp luật.

Cũng trong cùng ngày, Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 14 phối hợp Đội 7, phòng PC03 – Công an thành phố Hà Nội Công ty TNHH Dược phẩm Song Ngọc tại cơ sở số 16TM3A-C1, The Manor Central Park, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng năng kiểm tra và phát hiện 290 hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe mang tên Zenka có thông tin trên hóa đơn và giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm không khớp với thông tin trên nhãn hàng. Đặc biệt, nhãn phụ sản phẩm không đồng nhất về đơn vị công bố và đơn vị nhập khẩu. 

Số hàng hóa vi phạm trên lực lượng chức năng tạm giữ để xác minh làm rõ xử lý theo quy định pháp luật.

Ngày 07/5/2025, Đội 7 – Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) Công an thành phố Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 17 tiến hành kiểm tra Công ty TNHH Dược phẩm MEDICAL Việt Nam tại địa chỉ: số 114 DV3, khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội. Trụ sở chính công ty tại: số 93 Ngô Thì Sỹ, phường Văn Phú, quận Hà Đông, Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận số lượng lớn thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm đặt âm đạo, siro uống, xịt mũi… đang được bày bán tại cơ sở, với tổng số lượng hơn 30.000 sản phẩm được sản xuất tại các nước như: Ấn Độ, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Ba Lan...

Nhiều sản phẩm không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, hoặc có dấu hiệu giả mạo nguồn gốc, xuất xứ.

Đáng chú ý, tại nơi địa điểm kinh doanh lực lượng chức năng kiểm tra, doanh nghiệp không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh, không thực hiện việc niêm yết giá bán hàng hóa theo quy định pháp luật.

Trong cùng ngày, Đội QLTT số 17 phối hợp với Đội 7 – Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) Công an thành phố Hà Nội kiểm tra tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dược phẩm Lam Sơn có địa chỉ: tầng 4, số 65, Lô 5, Khu đô thị Đền Lừ 2, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận công ty đang kinh doanh lô hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe VICSEN (xuất xứ Pháp) với tổng số lượng khoảng hơn 2.000 hộp. Đại diện công ty là ông Lê Tá Nguyên – Giám đốc đã cung cấp các tài liệu như: tờ khai hải quan, phiếu công bố sản phẩm, giấy tiếp nhận bản công bố… tuy nhiên vẫn chưa xuát trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến lô hàng đang kiểm tra.

Toàn bộ lô hàng nêu trên hiện đã được lực lượng chức năng tạm giữ để điều tra, xác minh. Đội QLTT số 17 đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc ngày 07/5/2025 sang cơ quan điều tra – Đội 7 PC03 – Công an TP. Hà Nội để xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.

Ngày 08/5/2025, Đội QLTT số 10 phối hợp với Phòng PC03 và Công an thị trấn Quang Minh kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Dược phẩm Đức Phát tại địa chỉ số 65, đường Hoa Điệp Vàng, khu đô thị Long Việt, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 464 thùng hàng, chứa hơn 40.000 sản phẩm thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe mang các nhãn hiệu như: GOLD OMEGA-3.6.9, GENZEN, TONIC JOINT, BONES PRO, SUDATIN, GANIC LIVER, COIMEX, HEPA GOOD...

Qua xác minh ban đầu, đại diện cơ quan Công an cho biết toàn bộ số hàng này có liên quan đến đối tượng Phạm Ngọc Tiến (SN 1988, trú tại phường Phúc La, quận Hà Đông) – người đang bị điều tra trong vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả do Phòng PC03 thụ lý.

(Lực lượng chức năng kiểm tra tại nơi tập kết hàng hóa)

Chỉ một ngày sau, ngày 09/5/2025, Đội QLTT số 11 phối hợp với Phòng PC03 – Công an thành phố Hà Nội tiếp tục kiểm tra tại trụ sở Công ty TNHH Dược phẩm V-care, địa chỉ: Số C49-09, khu đô thị Geleximco, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.

(Nhiều sản phẩm thực phẩm bổ sung có dấu hiệu giả mạo bị phát hiện)

Kết quả kiểm tra cho thấy, công ty này đã mua gần 90.000 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm bổ sung từ Phạm Ngọc Tiến và Đoàn Thị Nguyệt (SN 1988). Danh mục hàng hóa bao gồm nhiều dòng sản phẩm như: LUMINA GEL, PROBI V PLUS, METONIS-CD, ORNAGYL, NUTRICALCI PLUS, HEMONA, ACTILIFE, REVAG-M, VAGANEO-L, EGARONE 200, OMEGA Q10, INTIMAXXPLUS...

Toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu giả mạo trên đã được lực lượng Quản lý thị trường lập biên bản, niêm phong, tạm giữ chuyển cơ quan Công an điều tra và xử lý theo quy định pháp luật.

Cảnh báo từ lực lượng chức năng: Việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu giả mạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Người dân cần cảnh giác khi lựa chọn sản phẩm, đồng thời báo ngay cho cơ quan chức năng nếu phát hiện dấu hiệu nghi vấn.

Nguyễn Hoàng

ViewElegalDocument

ViewLink

com.soft.name.link
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc