DetailController

Quản lý thị trường thành phố Hà Nội: 68 năm xây dựng và trưởng thành

Ngày 2/7/2025, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Hà Nội long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống lực lượng Quản lý thị trường Việt Nam (3/7/1957 - 3/7/2025). Đây là dịp để ôn lại chặng đường vẻ vang, tự hào của lực lượng QLTT nói chung và QLTT thành phố Hà Nội nói riêng trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ thị trường và quyền lợi người tiêu dùng.

(Ngày 03/7/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 290/TTg thành lập Ban Quản lý thị trường Trung ương và các Ban Quản lý thị trường địa phương. Đây là dấu mốc quan trọng, mở đầu cho sự ra đời và phát triển của lực lượng QLTT trên cả nước, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách trong việc ổn định thị trường, chống đầu cơ, tích trữ, buôn lậu, góp phần khôi phục nền kinh tế đất nước sau chiến tranh.

Trên địa bàn Hà Nội, Ban Quản lý thị trường thành phố cùng các tỉnh lân cận như Sơn Tây, Hà Đông đã được thành lập, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thị trường, bảo đảm nguồn hàng phục vụ đời sống nhân dân và ổn định hoạt động thương mại.

Trải qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính và thay đổi mô hình tổ chức, lực lượng QLTT thành phố Hà Nội không ngừng được củng cố và kiện toàn. Đến nay, Chi cục QLTT thành phố Hà Nội trực thuộc Sở Công Thương quản lý với tổ chức gồm 03 phòng chuyên môn và 25 Đội QLTT, là lực lượng nòng cốt trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường Thủ đô.

(Đ/c Trịnh Quang Đức – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phát biểu tại Hội nghị, ôn lại truyền thống 68 năm xây dựng và trưởng thành của lực lượng Quản lý thị trường)

Suốt 68 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng QLTT thành phố Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững kỷ cương thị trường, đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng được đẩy mạnh, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch.

Với những thành tích xuất sắc, lực lượng QLTT Hà Nội đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, UBND Thành phố, Bộ Công Thương trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba, Cờ thi đua xuất sắc và nhiều Bằng khen, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố và cơ sở.

Hiện nay, đội ngũ công chức QLTT Hà Nội có trình độ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tỷ lệ cán bộ có trình độ sau đại học chiếm gần 27%, đại học trên 72%, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, kiểm soát viên chính và kiểm soát viên thị trường đều được đào tạo bài bản, có năng lực chuyên môn và phẩm chất chính trị vững vàng.

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, lực lượng QLTT Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Chi cục QLTT Hà Nội cũng đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tinh thông nghiệp vụ, phát huy sức mạnh đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Nhìn lại chặng đường 68 năm đầy tự hào, lực lượng QLTT Hà Nội đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách nhưng luôn giữ vững tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo và sự phối hợp hiệu quả với các cơ quan, đơn vị, lực lượng QLTT Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã công bố Quyết định số 325/QĐ-SCT ngày 01/7/2025 của Sở Công Thương về việc phân công lại địa bàn quản lý đối với 25 Đội Quản lý thị trường trực thuộc Chi cục. Việc sắp xếp lại địa bàn lần này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp vừa được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội (xem chi tiết tại đây /documents/d/cuc-quan-ly-thi-truong-ha-noi/q-325-pdf)

(Đ/c Lưu Thị Anh, Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính thừa ủy quyền công bố Quyết định số 325/QĐ-SCT ngày 01/7/2025 của Sở Công Thương về việc phân công lại địa bàn quản lý đối với 25 Đội Quản lý thị trường trực thuộc Chi cục)

Theo đó, các Đội Quản lý thị trường được phân công quản lý theo từng địa bàn xã, phường cụ thể, đồng thời duy trì các Đội cơ động chuyên trách với phạm vi hoạt động trên toàn Thành phố, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như: kiểm tra chống buôn lậu, kiểm soát thương mại điện tử; đấu tranh chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm và kiểm soát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Việc điều chỉnh địa bàn lần này được kỳ vọng sẽ giúp lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường chủ động trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tại cơ sở, đồng thời tạo sự linh hoạt trong đấu tranh với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tinh vi và phức tạp trên thị trường Thủ đô.

(Một số hình ảnh tiêu biểu tại Hội Nghị)
Chi Cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội

ViewElegalDocument

ViewLink

com.soft.name.link
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc